SÁCH: NHỮNG NGƯỜI MÔN ĐỆ CHÚA SAI ĐI
Lm. Frank S. Salmani

Chương 8

GIAO ƯỚC VÀ CAM KẾT GẮN BÓ

Lời Chúa:

  • 2 Côrintô 3: 1-6
  • Do Thái 8: 8-12

Tóm Lược:

  1. Thiên Chúa kết hợp với chúng ta bằng một mối quan hệ đặc biệt gọi là giao ước – một cam kết gắn bó trọn vẹn với chúng ta.
  2. Bất cứ điều gì chúng ta làm cho Chúa. chúng ta cũng phải hiến dâng cho Người một trăm phần trăm bởi vì Chúa đã trao ban chính Người cho chúng ta một cách trọn vẹn.
  3. Để có thể dâng hiến cho Chúa một cách trọn vẹn, chúng ta cần phải hoán cải liên lỉ và mở rộng lòng đón nhận ân sủng Chúa.
  4. Cam kết gắn bó với Chúa nghĩa là phải có tinh thần trách nhiệm, nhưng trách nhiệm không nhất thiết là một gánh nặng. “Bổn phận” chúng ta có thể là vui sống trong giao ước với Chúa.
  5. Cam kết gắn bó với Chúa chỉ bằng phân nửa tấm lòng thì hoàn toàn không phải là một cam kết. Rốt cuộc, Thiên Chúa đã làm mọi sự cho chúng ta, chúng ta ít ra cũng mắc nợ Chúa những điều tốt nhất chúng ta có thể dâng hiến cho Chúa.

Có lẽ tất cả Chúng ta đều đồng ý rằng, Thiên Chúa đã kêu gọi chúng ta tiến tới một ơn gọi đặc biệt qua Phong Trào Cursillo, nhưng đó không phải là một tiếng gọi mới lạ. Tiếng gọi đó cũng giống như tiếng gọi lúc chúng ta chịu phép Rửa Tội, Thêm Sức, và cũng là tiếng gọi được tái diễn mỗi khi chúng ta cử hành Bí Tích Thánh Thể hay bất cứ bí tích nào khác. Do là tiếng gọi mà Thiên Chúa vẫn dùng để mời gọi chúng ta hằng ngày khi ta thức giấc. Trong quyển sách này, chúng ta suy niệm lời Chúa gọi, xem việc đáp lại lời Chúa gọi có nghĩa là gì và việc chúng ta làm một người môn đệ, làm một người phục vụ, làm một người lãnh đạo, làm một người Lãnh Đạo Cursillo, tất cả những điều ấy có ý nghĩa gì. Trong tiến trình nhận thức này, chúng ta chỉ có một mục đích duy nhất là điền thêm vào cho trọn câu này: “Chúa muốn tôi (làm)….” Ở đây chúng ta không tranh luận về Cursillo, hay bàn cãi cái gì là bản chất, mà chỉ nhận thức Chúa gọi ta ở đâu và chúng ta cần đến khí cụ gì để đáp lại tiếng Chúa gọi.

Để nhận ra tiếng Chúa gọi và đáp ứng lời mời gọi ấy một cách đúng đắn, chúng ta phải dùng ba khí cụ: Lý Tưởng, Tự Bỏ Mình và Đức ái. Thiên Chúa chỉ muốn ban cho chúng ta những điều tuyệt hảo, do đó chúng ta mắc nợ Chúa vì không đáp lại ít nhất bằng nỗ lực của phân nửa tấm lòng chúng ta. Chúng ta hãy lắng nghe tiếng Chúa, hãy mở lòng đón nhận lời mời của Người và đừng đến cùng Người với chương trình hay ý riêng của chúng ta. Tâm thức Cursillo không phải là vấn đề để tranh cãi, nhưng là để quyết định. Đây có phải là điều Chúa muốn tôi làm ngay bây giờ hay không? Chúng ta chỉ trả lời được điều đó nếu chúng ta thành thật với chính chúng ta và lắng nghe chương trình của Chúa đặt ra cho chúng ta. Tất cả tiến trình đó phải được thực hiện bằng tình yêu. Không phải cái gì chúng ta nghe hay đọc, chúng ta buộc phải thích cả đâu, nhưng chúng ta phải tôn trọng nó và tôn trọng những quyết định của mọi người. Cuối cùng, chỉ có chúng ta mới quyết định cho chính chúng ta mà thôi. Không ai có thể nhận thức thay cho chúng ta. Quyển sách này hoặc bất kỳ quyển sách nào khác hay một trợ huấn cụ nào cũng chỉ vậy thôi – cũng là một sự hỗ trợ, một sự phụ giúp. Nhờ ân sủng Chúa chúng ta mới có thể đáp lại lời Chúa mời gọi.

Lời mời gọi nào của Chúa cũng đều bắt đầu bằng một hành động hoán cải, một sự quay trở về với Chúa. Thiên Chúa là nguồn sống, là dũng lực đằng sau bất cứ tác vụ nào chúng ta thừa hành. Trong tiến trình hoán cải, chúng ta lấy chương trình nghị sự của Chúa làm chương trình nghị sự của riêng chúng ta. Đó là cách diễn tả tôi muốn đề ra ở đây. Những điều chúng ta quyết định xuyên qua tiến trình nhận thức đó không quan trọng. Lời đáp trả rõ rệt đối với tiếng Chúa gọi thì cũng không phải là điều quan trọng nhất đâu. Điều quan trọng là chúng ta thực sự đáp lời Chúa gọi, ý Chúa muốn, kế hoạch Chúa đề ra. Chúng ta hãy cùng nhau nhận thức tiếng Chúa gọi chúng ta qua ngôn sứ Isaia sau đây:

Đến cả đi hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây!

Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng, đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào.

Sao lại phí tiền bạc vào của không nuôi sống, tốn công lao vất vả vào thứ chẳng làm cho chắc dạ no lòng

Hãy chăm chú nghe Ta thì các ngươi sẽ được ăn ngon được thưởng thức cao lương mỹ vị.

Hãy lắng tai và đến với Ta, hãy nghe thì các ngươi sẽ được Sống.

Ta sẽ lập với ngươi một giao ước vĩnh cứu để trọn bề nhân nghĩa với Đavid.

Này Ta đã đặt Đavid làm nhân chứng cho các dân, làm thủ lãnh chỉ huy các nước.

Này ngươi sẽ Chiêu tập một dân tộc ngươi không quen biết, một dân tộc không quen biết ngươi sẽ chạy đến với ngươi, vì Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, vì Đức Thánh của lsrael đã làm cho ngươi được vinh hiển.

Hãy tìm Đức Chúa khi Người còn cho gặp, kêu cầu Người lúc người ở kề bên.

Kẻ gian ác hãy bỏ đường lối mình đang theo, người bất lương hãy bỏ tư tưởng mình đang có và trở về với Đức Chúa – và Người sẽ xót thương – về với Thiên chúa chúng ta, vì Người sẽ rộng lòng tha thứ.

Thật vậy tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta – sấm ngôn của Đức Chúa.

Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của ta cũng cao hơn tư tướng các ngươi chừng ấy.

Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất, chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc, cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn, thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trớ về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.

“Hãy trở về với Ta”. Đây là nền móng tiến trình ơn cứu độ chúng ta, là sứ điệp tiên tri căn bản. Những lời nói trên tạo thành nền tảng của Lề Luật và là trọng tâm lời Chúa Giêsu giảng dạy và cũng là điều kiện để chấp nhận Nước Chúa. Những lời đó cũng là nền tảng của bất cứ giao ước hay cam kết dấn thân nào. Thực hiện bất cứ hành động hoán cải nào cũng đều là một cam kết dấn thân. Cái khó khăn gai góc hàm chứa trong từ ngữ “cam kết dấn thân”, được xem rất đáng sợ. Thiếu cam kết dấn thân không phải chỉ là một triệu chứng bệnh hoạn riêng trong các cộng đồng tu sĩ. Nó xâm nhập cả vào toàn bộ xã hội chúng ta. Khoảng trung bình phân nửa các cuộc hôn nhân gãy đổ là do một người phối ngẫu hay cả hai không có khả năng hay không thật lòng muốn giữ lời cam kết dấn thân với nhau. Nhiều người cho rằng ý nghĩ cam kết dấn thân trọn đời cho bất cứ điều gì cũng đều lố bịch tức cười. Chúng ta đang trải qua một cơn khủng hoảng về ơn thiên triệu bởi vì nhiều bạn trẻ cho rằng linh mục và tu sĩ phải từ bỏ quá nhiều thứ. Họ xem việc cam kết dấn thân là chuyện khó làm quá. Trong giáo dục, thay vì giữ tiêu chuẩn cao về điểm xuất sắc, chúng ta lại hạ thấp tiêu chuẩn xuống cốt làm cho những tiêu chuẩn ấy dễ đạt tới hơn. Trong chỗ làm việc, rất ít chủ nhân hay công nhân giữ được lòng trung thành với nhau. Chúng ta hãy xem các môn thể thao nhà nghề. Niềm hãnh diện toàn đội đã được thay thế bằng đồng mỹ kim vạn năng. Một đấu thủ cam kết gắn bó với đội của mình hay một chủ nhân cam kết gắn bó với đấu thủ là toàn những chuyện của quá khứ. Bây giờ chỉ toàn là tiền và bạc. Chúng ta đang bị bao phủ bởi bầu khí tiền bạc như vậy, nên chi khi chúng ta nói về sự cam kết gắn bó với Thiên Chúa, chúng ta phải đối đầu với cũng cùng một thứ khủng hoảng về cam kết gắn bó cũng giống như bất kỳ mặt nào khác của cuộc sống.

Một trong nhiều khó khăn của việc thực hiện cam kết gắn bó là nó đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm, mà trách nhiệm thì thường đồng hóa như một gánh nặng, một quả tạ hay một dây xích giam hãm chúng ta. Nó có vẻ như ngăn chặn tính tự phát hay năng động, và lắm lúc được coi như là một bổn phận”. Tuy nhiên bổn phận đâu phải là điều xấu. Richard Foster xem bổn phận như là “bí tích của lúc hiện tại.” Khi được Chúa Thánh Thần tăng thêm dũng lực, bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa có thể sẽ vừa là niềm vui vừa là ơn phước.

Vài người tin rằng, nỗi sợ lớn nhất đối với cam kết gắn bó là sợ không giữ được điều cam kết. Nếu chúng ta không cam kết gắn bó với cái gì cả thì chúng ta đâu phải lo sợ không giữ được. Dĩ nhiên, chúng ta cũng chẳng bao giờ hoàn thành được việc gì cả. Tôi nghe có người nói: tôi chẳng bao giờ lấy vợ lấy chồng. Thời nay ly dị nhiều quá”, tôi chẳng bao giờ có con. Thế giới hỗn độn quá và thời buổi này nuôi dạy con cái vất vả quá tôi không chịu nổi”. Nhiều người lại nói rằng, họ không muốn gánh vác nhiều quá. Thật quá rõ ràng vì sao chúng ta cần phải tiến vào mối quan hệ đặc biệt với Thiên Chúa, là vì ở đó chúng ta mới có khả năng trọn vẹn kết hợp làm việc với Thiên Chúa để có một sự cam kết gắn bó với công việc của Chúa và để đáp ứng lời mời gọi của Người. Cách cam kết ấy chúng ta gọi là Giao Ước. Có một sự khác biệt lớn giữa khế ước và giao ước. Khế ước là một dàn xếp dựa trên căn bản 50/50. Chẳng hạn, tôi mua một sản phẩm và cùng đi với sản phẩm là một bảo đảm” nói rằng sản phẩm ấy được sử dụng an toàn ít nhất là một khoảng  thời gian nào đó. Nếu món hàng ấy không sử dụng được như đã bảo đảm, tôi có thể lấy tiền lại hoặc đổi lấy món hàng mới khác. Trong mối quan hệ khế ước, nếu một bên không tuân giữ điều khoản nào của khế ước thì khế ước trở nên vô hiệu và triệt tiêu. Còn giao ước thì lại không được phá vỡ. Một giao ước có nghĩa là mỗi bên thắt chặt một trăm phần trăm mối quan hệ với phía bên kia, dù có vấn đề gì xảy ra cũng mặc. Do vậy mà hôn nhân được gọi là một giao ước – đó là một cam kết gắn bó nhau trọn đời giữa hai người nam-nữ tuyên hứa giữ lòng chung thủy với nhau trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

Thời cổ đại, chuyện một nước lớn tiến vào làng của một bộ lạc để chinh phục dân làng là chuyện thường. Khi người ta đã chiếm trọn cái làng ấy rồi, thì cái gì xảy ra sau đó cũng dễ hiểu thôi. Bộ lạc trong làng bấy giờ thuộc quyền của quốc gia lớn kia, và quốc gia lớn ấy đến lượt phải chăm lo cho dân bộ lạc trong làng, và nếu có ai manh tâm ám hại bộ lạc, thì quốc gia lớn sẽ lập tức ra tay bảo vệ họ. Đó là một thí dụ cổ điển về giao ước. Thiên Chúa cũng làm như vậy. Người đã tập hợp một dân tộc không có chứng tích căn cội và Người đã làm cho dân ấy thành dân riêng Người. Người ban cho họ một lề luật phải tuân giữ và Người hứa sẽ ở cùng họ mãi mãi . Chúa nói: “Ta sẽ là Chúa các ngươi và các ngươi sẽ là dân Ta.” ớ mọi thời đại, trong mọi hoàn cảnh. Phần Chúa, Chúa cũng đòi hỏi chúng ta phái luôn trung tín với Người. Chúa Giêsu lại thiết lập một giao ước mới. thực ra nói một cách rõ ràng hơn là: Chúa đã “canh tân” cái giao ước mà Thiên Chúa đã thiết lập với dân Người thuở xưa.

Vì vậy, câu hỏi chúng ta phải nêu lên là: “Nếu không có Thiên Chúa hay Chúa Giêsu, chúng ta sẽ đi về đâu? Ai sẽ bảo vệ chúng ta? Ai sẽ nuôi dưỡng chúng ta? Ai sẽ săn sóc chúng ta?” Thiên Chúa đã chọn chúng ta làm con riêng Người. “xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là dân của Thiên Chúa. Trước khi Thiên Chúa vào trong đời sống chúng ta, chúng ta là một dân không có chứng tích cội nguồn, không có định hướng, vô gia cư, không có gì cả. Thiên Chúa đã lập một giao ước với chúng ta và ít ra chúng ta cũng phải đáp lại Người bằng lòng trung tín giống như vậy. Nếu chúng ta cam kết gắn bó với Thiên Chúa, chúng ta có bổn phận phái duy trì sự cam kết ấy. Điều ấy không có nghĩa là chúng ta sẽ không hề bị thất bại hay sa vào sự yếu đuối, song có nghĩa là chúng ta phải kiên định trong định hướng và kỷ cương. Trong luật Dòng Thánh Biển Đức (Bênêđictô) có đề cập đến nhu cầu phải cầu nguyện “thường xuyên”. Thánh Biển Đức nhấn mạnh đến việc cầu nguyện thường xuyên và có kỷ luật vì thánh nhân không muốn các đồ đệ của ngài quên ai là người chịu trách nhiệm. Thường xuyên nghĩa là gì? Nghĩa là phải kiên định, phải có trách nhiệm, phải thành thật và phải hoàn toàn hướng về Chúa. Không nên dành cho Thiên Chúa những gì thừa thãi của chúng ta. Chúng ta có khuynh hướng làm như thế đối với Chúa. Chúng ta nghĩ: “Ồ, nếu tôi không có thời giờ cho Chúa, Chúa sẽ thông cảm; nếu hôm nay tôi không cầu nguyện thì cũng chả sao. Xét cho cùng thì có lẽ Chúa đang bận tâm với Bosnia hay vùng Trung Đông. Chúa cũng chẳng màng nếu tôi không đến với Chúa một ngày. Chúng ta kiếm cớ để khỏi phải cam kết trọn vẹn với Chúa trong khi trong thực tế đáng lẽ chúng ta phải đặt Chúa lên ưu tiên hàng đầu. Cứ cho như luật Dòng Biển Đức phù hợp nhất với đời sống tu viện, nhưng cam kết gắn bó với Chúa vẫn là cam kết gắn bó, cho dù ở trong tu viện hay ở ngoài đời. Điều đáng nói là chúng ta lúc nào cũng có những xao lãng, những thoái thác để tránh không cam kết gắn bó. Chúng ta cần phải quyết định – dành thời giờ, gia tăng nỗ lực, hãm mình hy sinh – rốt cuộc phải chăng chính Thiên Chúa lại cũng phải hy sinh mọi sự cho chúng ta?

Khi chúng ta nói về việc làm người lãnh đạo hay đầy tớ của Chúa Giêsu, dù là trong Phong Trào Cursillo, Ngày Thứ Tư của chúng ta, hay với tư cách là Kitô hữu đã chịu phép Thánh Tẩy, chúng ta có ý muốn nói việc sống một đời sống tạ ơn Chúa vì tất cả những điều Người đã làm cho chúng ta. Bằng một cung cách đơn mọn, chúng ta hoàn lại cho Chúa một điều gì đó thuộc những gì Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta đáp lại tình yêu giao ước của Chúa bằng cách tỏ lòng trung tín với Người, và vì Chúa đã thực hiện giao ước ấy với chúng ta, chúng ta không thể nào chỉ đáp lại bằng nỗ lực của phân nửa tấm lòng chúng ta.

Một cuộc thảo luận được thực hiện ở Trường Lãnh Đạo GP Providence đã xoáy vào câu hỏi này: “Cam kết gắn bó với Trường Lãnh Đạo nghĩa là gì?” Có vài người trong chúng tôi tin rằng Trường Lãnh Đạo phải là nơi tập hợp dành cho các Cursillistas hay bất cứ ai nên làm trợ tá Khóa 3 Ngày, làm Khóa Trưởng, làm trong văn Phòng Điều Hành. Mặt khác, trong chúng tôi cũng có một số người khác tin rằng cam kết gắn bó có nghĩa là phải tham dự 90%. Những con số chính xác không quan-trọng. Vì lợi ích của cuộc tranh luận, chúng tôi đồng ý cam kết 50%. Như vậy nhiều quá hay ít quá không phải là vấn đề, bởi vì chúng ta phải có vài chỉ dẫn, nhưng chúng ta  hãy thử xét xem cam kết gắn bó 50% là gì? Giả sử chúng ta đi làm chỉ có 21 giờ một tuần, chúng ta có mong được trả lương bốn mươi giờ không? bởi lẽ chúng ta ở sở làm hơn 50% thời gian? Có người chồng nào nói với vợ mình: “Cưng ơi, anh trung tín với em các ngày Chúa Nhật, Thứ Ba, Thứ Năm và Thứ Sáu; đúng 50% thời gian đấy, phái không? Một người điều hợp các Lớp Giáo Lý Công Giáo có mời chúng ta trở lại dạy giáo lý không nếu chúng ta chỉ đến có 13 trên tổng số 24 tuần lễ? Chúng ta nói gì với vị điều phối viên ấy? “Tôi đã dạy 50% thời gian rồi”. Chính tôi đã gặp một số giáo lý viên kiểu như vậy – tuần nào chúng tôi cũng phải chuyển các em học giáo lý sang cho những vị giáo lý viên khác nhau. Dĩ nhiên các cháu lẫn các giáo lý viên đều cảm thấy mỏi mệt vì chuyện như vậy. Chúng ta thấy được điều muốn nói chưa? Không có một lãnh vực nào trong đời sống mà chúng ta xoay xở xong mà chỉ mất có 50% công sức thôi. Vậy thì tại sao chúng ta lại miễn cưỡng dâng cho Chúa trọn một trăm phần trăm? Bất cứ điều gì chúng ta dâng cho Chúa, dù là ở Giáo Xứ, dù là trong một phong trào nào đó hay ở trong PT Cursillo – phải luôn luôn một trăm phần trăm! Chúa không nói: “Các ngươi là dân Ta, Ta là Chúa các ngươi – hầu hết thời gian, một khoảng thời gian nào đó, năm mươi phần trăm thời gian.” Chúa là Thiên Chúa chúng ta trong mọi lúc, Chúng ta là dân Chúa trong mọi lúc. Thiên Chúa không bao giờ cho chúng ta ít hơn một trăm phần trăm. Vậy thì tại sao chúng ta lại so đo khi đáp lại Chúa? Đâu cần gì phải dự trữ những cam kết gắn bó, chỉ cần tự hỏi mình vào lúc bắt đầu khóa Cursillo Cuối Tuần, điều gì đã được đặt ra cho chúng ta trước nhất – Lý Tưởng của tôi là gì? Ở đâu? Trong đời sống của tôi, tôi phải cam kết gắn bó với Thiên Chúa và Giáo Hội ở chỗ nào? Không ai có thể làm được mọi sự. Nhưng bất cứ điều gì chúng ta cam kết thì về phần chúng ta phải được thực hiện trọn vẹn, với mọi nỗ lực. Tuy rằng đối với ta, việc tuân giữ giao ước là điều khó (như tỉ lệ ly dị cao là một bằng chứng), nhưng không phải không thể thực hiện được. Ngôn sứ Giêrêmia cho chúng ta biết tính chất khả thi của giao ước như sau:

“Này sẽ đến những ngày – sấm ngôn của Đức Chúa – Ta sẽ lập với nhà Israel và nhà Giuđa một giao ước mới không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi Ai-cập; chính chúng đã hủy bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng – sấm ngôn của Đức Chúa. Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó, sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: “Hãy học cho biết Đức Chúa”, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta – sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa.”

Giêrêmia bảo chúng ta hãy đặt Lề Luật ở giữa chúng ta và hãy khắc ghi Lề Luật ấy “trên con tim chúng ta”!. Đó là cách chúng ta có thể tuân giữ giao ước mà chúng ta đã lập với Thiên Chúa. Khi chúng ta thấy bổn phận của chúng ta đối với Thiên Chúa là một nghĩa vụ luân lý hơn là một ràng buộc pháp lý, chúng ta sẽ tràn ngập hân hoan mà nghĩ tới việc tuân giữ giao ước của Chúa. Không ai dám nói với Chúa rằng, Chúa có quá nhiều luật lệ hay Chúa quá khắt khe, không tỏ cho chúng ta đủ lòng nhân ái của Người trong khi đòi buộc chúng ta tuân theo Luật Lệ Người. Thực ra, Thiên Chúa không áp đặt giao ước trên chúng ta, song giao ước được ban cho chúng ta. Chúng ta quyết định cách mình đáp lại tiếng “Xin Vâng” như thế nào đối với ơn ban ấy. Nếu chúng ta nói “Xin Vâng với Chúa, chúng ta phải trao hết cho Chúa mọi sự chúng ta có; nếu không, thì đâu còn giao ước gì nữa. Chúng ta tự do chấp nhận hay khước từ lời mời gọi của Thiên Chúa, nhưng một khi chúng ta đã chấp nhận, chúng ta phải chấp nhận theo điều kiện Chúa đặt ra chứ không theo ý chúng ta. Cam kết chỉ bằng nửa tấm lòng thì đâu còn gì là cam kết. Có lần tôi đọc thấy khẩu hiệu này: “nếu bạn không nhắm vào cái gì cả, thì bạn sẽ không đạt cái gì cả”, Chí lý thay? Chúng ta gieo ít, tất chúng ta gặt ít. Nếu chúng ta đã quyết tâm theo Chúa Giêsu để làm một người môn đệ, một người lãnh đạo hay một người phục vụ, thì các nỗ lực của chúng ta không được xẻ đôi. Chúng ta nói “Xin Vâng” với Thiên Chúa như thế nào không thành vấn đề, chỉ cần chúng ta dâng hiến trọn một trăm phần trăm những điều chúng ta đã cam kết.

Một trong những chủ đề Thánh Phaolô đã dạy là, chúng ta hãy dâng cho Chúa đời sống chúng ta như là “của lễ sống động để ngợi khen Thiên Chúa”.  Khi chúng ta đáp lại tiếng Chúa mời gọi bằng cách ấy, chúng ta có thể kiên định trong việc chúng ta cam kết gắn bó với Chúa và chúng ta sẽ thấy “bổn phận” của chúng ta đối với Thiên Chúa là một niềm vui hơn là một gánh nặng. Bất cứ điều gì chúng ta làm, nếu làm mà lòng trí nghĩ đến sự hiện diện của Thiên Chúa, thì chúng ta có thể thánh hóa và thánh hiến mọi việc chúng ta làm. Vào lúc kết thúc Khóa Cursillo Cuối Tuần, chúng ta được bảo cho biết rằng “Chúa Kitô tin tưởng nơi bạn”. Sở dĩ Chúa tin tưởng nơi chúng ta là vì chúng ta là dân biệt tuyển của Người, và Người là Thiên Chúa chúng ta – trong mọi thời đại, mọi lúc, và mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Chúa Kitô tin tưởng vào chúng ta, một cách trọn vẹn hoàn toàn, dầu chúng ta là người lãnh đạo Kitô hữu hay là người lãnh đạo Cursillo, và chúng ta sẽ mãi mãi được ân sủng Chúa tăng thêm dũng lực.

Câu Hói Đễ Suy Niệm/ Thảo Luận:

  1. Tại sao xã hội chúng ta ngày nay cảm thấy khó khăn khi tuân giữ các điều cam kết?
  2. Những điều gì làm cho chúng ta khó tuân giữ cam kết, đặc biệt là cam kết gắn bó với Chúa?
  3. Một người lãnh đạo Cursillo cần phái cam kết những gì?
  4. Những phương thức nào có thể giúp chúng ta duy trì cam kết gắn bó với Chúa Kitô và với công việc của Người?

Mục Lục – [Sách] Những Người Môn Đệ Chúa Sai Đi

Chương 9 – Những người môn đệ Chúa sai đi