Thoáng Nhìn Lịch Sử PT Cursillo
Loyola Gagné, Lm Dòng Thánh Thể
Tủ sách PT Cursillo Gia Nã Đại ngành Pháp ngữ
Dịch giả: Mác-cô Huỳnh Lương
CHƯƠNG 2.1
KHÚC QUANH NGÀY 7 THÁNG GIÊNG NĂM 1949
1. CHỨNG TỪ CỦA CHA PAYERAS
Chúng ta có rất nhiều chứng từ dài rộng về sự kiện này. Có lẽ chúng ta nên đọc lại tất cả các chứng từ của cha Guillermo Payeras – một trong ba linh mục đã thay phiên nhau linh hướng cho cả tuần. Cha sẽ cho chúng ta sống lại những cảm xúc của những buổi ban đầu và dẫn đưa chúng ta về cội nguồn của một kinh nghiệm, mà hằng triệu người từ năm mươi năm qua đã được hấp thụ một cách thoả chí.
Ngày 12 tháng 12 năm 1948, tôi được một vị có trách nhiệm của PT CGTH Giáo phận và cũng là thư ký của Đức cha – cha Sebastián Gayá – gọi điện thoại bảo tôi nên tham dự một khoá với người trẻ, với tư cách là linh mục linh hướng. Đại để cha nói với tôi rất nhiều điều trong đó có điểm này: “Cha hãy chuẩn bị năm bài chia sẻ về đề tài ân sủng và một bài suy niệm cho mỗi ngày. Buổi chiều đầu tiên của khoá sẽ có một buổi cấm phòng ngắn do cha ]uan Capó hướng dẫn. Có lẽ cha nên gặp cha ấy cùng với nhóm giáo dân sẽ làm việc với cha. Ngài hiệu trưởng sẽ là Eduardo Bonnin…”. Thế rồi cha cúp máy.
Về đến nhà tôi bắt đầu ngay vào việc tham khảo các tài liệu ở thư viện để chuẩn bị cho năm buổi trò chuyện đã từng nổi tiếng về ân sủng mà tôi đã từng nghe nói đến. Tôi tìm được vài quyển sách như: Sống của Arami, Người trẻ và Chúa Kitô của Đức cha Tihamer Thot, Ân sửng và vinh quang của Terrien. Tôi bắt đầu đọc.
Cha Juan Capó là một trong những người bạn thân của tôi. Chính cha – với tư cách là một nhà thần học uyên bác – đã giúp tôi thảo ra các sơ đồ mà sau này sẽ là các Rollo huyền nhiệm (Rollo do các linh mục trình bày được gọt như thế). Trong phần suy niệm tôi đã phỏng theo rất nhiều tư tưởng của Đức cha Thot.
Tất cả mọi việc đã sẵn sàng… nhưng chúng tôi chưa tìm ra nơi nào để mở khoá.
Thế rồi, trước lễ Giáng Sinh, em của Eduardo – Jorge – một người trẻ tuyệt vời đã lái xe đưa chúng tôi (trên chiếc Fiat Balilla) đến tu viện Thánh Honoré. Trong xe có Jorge, Eduardo, cha Juan Capó và tôi. Eduardo và Juan thì trao đổi và thống nhất với nhau về một chuyện gì đó, còn Jorge và tôi thì hoàn toàn không biết gì hết.
Tu viện Thánh Honoré cách Palma chừng 30km, nằm trên một ngọn đổi nhìn xuống làng Randa. Khi chúng tôi tới nơi, tất cả đều đã đóng cửa. Lúc ấy đã hơn 20 giờ. Chúng tôi vẫn cứ bấm chuông. Chờ một lát lâu, có tiếng từ bên trong vọng ra hỏi chúng tôi là ai. Sau khi cho họ biết lý lịch, chúng tôi trấn an họ và cuối cùng họ cũng đã mở cửa cho chúng tôi vào. Sau khi nghe lý do cuộc viếng thăm của chúng tôi, người ấy nói xa nói gần với chúng tôi rằng chúng tôi nên nói trực tiếp với cha bể trên của nhà dòng – các cha truyền giáo dòng Thánh Tâm – đúng lúc đó ngài cũng đang ở trong nhà.
Vài phút sau cha Munar đến, trên tay cầm nến (lúc này tu viện chưa có điện). Chúng tôi ngồi xuống và nói với ngài là chúng tôi có ý định tổ chức một khoá cho một nhóm trẻ tại tu viện này.
Cha bề trên ra sức thuyết phục chúng tôi nên đi sang thánh địa Lluc, vì ở tu viện Thánh Honoré không có điện và nhà này không thích hợp lắm cho một sinh hoạt kiểu như thế này. Một cách ngây thơ – tôi đã nói tôi không biết gì về dự tính của họ – tôi cho là cha bể trên có lý, tôi liền bị một cái đá chân dưới gầm bàn, không biết từ Eduardo hay cha Capó. Tôi chỉ biết là cú đá đã làm tôi đau rất lâu. Về sau tôi mới biết thì ra là họ nhất định phải mở khoá giữa cánh đồng heo hút, hiu quạnh này là để tránh cho những người trẻ trốn về!
Sau một cuộc đàm phán dài với Cha Bề Trên của tu viện chúng tôi mới tìm ra được một thoả thuận. Chưa hết, sau đó chúng tôi được cấp cho một căn phòng nhưng nó hoàn toàn trống rỗng, chúng tôi phải đi mượn những tấm nệm ở tu viện của các cha dòng Phan-xi-cô trên đỉnh đôi kia. Các cha đồng ý cho chúng tôi mượn, nhưng chúng tôi lại không có điều kiện để chuyên chở. Tuy nhiên, không có vấn để gì đáng lo ngại; tất cả chúng tôi đều là những tình nguyện viên rất nhiệt tình, chúng tôi vác những tấm nệm trên vai đi qua sườn núi giữa mùa đông giá rét, đoạn đường cả đi và về cũng mất hết vài km – chính trên núi này nhà triết học Raymond Llul đã thảo ra các tác phẩm của ngài. (Rolhlof trang 44)
Thứ sáu, ngày 7 tháng giêng năm 1949 lịch sử đã xảy ra như thế! Vào khoảng 16g00, chúng tôi cùng đi chung trên một chuyến xe – cả ê kíp gồm cha linh hướng, những người hướng dẫn cùng với những người trẻ tham dự khóa – tất cả khoảng ba mươi người. Chúng tôi sắp xếp chỗ ngồi trước và có ý định tạo một bầu không khí vui tươi, thân thiện giữa mọi người. Thế nhưng rất tiếc trên suốt chặng đường, dù đã rất cố gắng chúng tôi cũng không thể làm cho cuộc trò chuyện trở nên sôi nổi hơn hoặc cũng không thể nào bắt những bài hát chung được. Có vẻ như đây không phải là thời điểm thích hợp.
Khi tới tu viện Thánh Honoré, chúng tôi sắp xếp phòng và chỗ nghỉ cho mỗi người, sau đó mọi người được tập trung xuống phòng để nghe Rollo đầu tiên của cha Juan Capó; lúc ấy vào khoảng giữa 18g30. Những ai biết về cha Capó thì đều biết đến những phẩm chất đặc biệt của ngài qua các cuộc tham luận; hơn thế nữa, chiều hôm ấy ngài vừa từ Roma trở về mang theo nơi ngài tất cả sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Ngài đã làm cho những người tham dự ở bên dưới được đánh động bởi bài nói Rollo của ngài; tiếp sau đó là chặng đàng thánh giá được hướng dẫn bởi anh Eduardo, rồi đến buổi ăn tối trong thinh lặng cùng một bài suy niệm khác, cuối cùng là việc lần chuỗi mân côi, đọc kinh tối theo quyển Hướng dẫn Hành Hương để đưa mọi người vào giấc ngủ của ngày đầu tiên trong thinh lặng nội tâm. Với những diễn tiến trên nhưng chúng tôi vẫn không ý thức được rằng mình đang trải qua cái sự kiện mà sau này người ta gọi đó là KHOÁ CURSILLO ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ.
Ngay ngày hôm sau cha Capó phải trở lại thành phố. Còn tôi thì ở lại khoá trong những ngày tiếp theo; tôi bắt đầu bằng bài suy niệm buổi sáng: “Ba cái nhìn” phỏng theo những ý tưởng của Đức cha Thot. Và, nếu tôi nhớ không lầm thì ngay sau lúc được “ngưng thinh lặng” trong buổi ăn sáng, bài hát đầu tiên đã được cất lên là bài De Colores; dĩ nhiên lúc đó không ai trong chúng tôi ý thức rằng về sau cả thế giới sẽ hát bài hát này bằng tất cả các thứ tiếng. Người ta đồn thổi rằng sở dĩ bài hát của đảo Majorca đã trở nên nổi tiếng và quen thuộc với mọi người là vì lúc ấy truyền hình từ đen trắng đã trở thành truyền hình màu…
Sau bài suy niệm vào buổi sáng, chúng tôi họp nhau trong giảng đường, chia nhóm, rồi chỉ định các trưởng nhóm và thư ký cho mỗi bàn. Các dụng cụ để vẽ và ghi chép cũng được phân phát cho từng nhóm, … Tất cả đều đã được hoạch định sẵn. Tuy nhiên, phải thú thật rằng, mặc dù là linh hướng nhưng có nhiều điều tôi chưa được biết. Người duy nhất biết tiếp theo chúng tôi phải làm gì là hiệu trưởng – anh Eduardo. Tất cả diễn ra đúng y như kế hoạch đã được định từ trước. Năm mươi năm về sau, tất cả cũng đều được diễn ra tương tự như những diễn tiến của ngày hôm nay, về mặt kỹ thuật cũng như về mặt thiêng liêng. Qua mọi thời đại, Chúa Giêsu luôn có những dấu chỉ cho chúng ta thấy rằng: Ngài vẫn tiếp tục khơi dậy nơi những người trẻ niềm say mê và khao khát phục vụ như Ngài; và rằng con người ở mọi thời đại còn cần phải học nơi Ngài bài học của tình yêu thương và sự phục vụ rất nhiều.
Vào trưa Chúa Nhật, đã diễn ra buổi Clausura, trong buổi ấy không có quan khách nào được mời; tuy nhiên, cha Gayá cũng đã đến với chúng tôi để nói Rollo cuối cùng với cha Juan Mir. Buổi Clausura hôm ấy thật cảm động, đầy những chứng từ một bức thư của Đức Giám Mục – Đức cha Hervás. Tôi còn nhớ anh Eduardo đã bình chú về một câu trong Phúc Âm: “Rồi các con sẽ thấy nhiều điều khác nữa”. Lời tiên trì này đã được ứng nghiệm từng chữ một; vì không một ai đã có thể lường trước được, đong đếm được, cũng như tưởng tượng ra được những gì mà PT Cursillo đã thực hiện trên toàn thế giới. Chỉ có Chúa mới làm được những điều đó. Vì thế, không có một tâm tình nào có thể xứng đáng được thốt ra ngoài tâm tình xuất phát từ con tim của mỗi chúng ta, đó là lời “TẠ ƠN CHÚA 1″.
(Bản địch từ tờ “Cursillos im Italia” #102, 1992 trang 19-20)
Lời cảm tạ của cha Payeras quả thật đã được chứng thực qua những hồng ân đặc biệt mà các tân Cursillista ngày 10 tháng Giêng năm 1949 đã nhận được. Tôi xin được kể một cách ngắn gọn như sau: vào cái ngày cuối tuần có một Tham Dự Viên đã xin cầu nguyện cho một người bạn trẻ đang ở trong tù thành Palma (khi xưa nơi đây là một tu viện có tên gọi là Phanxicô Cải Cách, nay trở thành một nhà tù). Người tử tù trẻ này rất phẫn nộ và hoàn toàn từ chối việc gặp cha tuyên uý. Các Tham Dự Viên đã viết cho người trẻ ấy một bức thư, chia sẻ mối bận tâm và nỗi lo lắng của nhóm về việc anh từ chối nhận lời gặp cha tuyên úy và sẽ dâng lời cầu nguyện cho anh. Thế là, trong đêm 28 tháng Giêng người tù trẻ đã trả lời cho nhóm – chỉ vài giờ trước khi bị hành quyết. Đây là một chứng từ thật sống động về sức mạnh của Palanca. Nguyên văn bức thư như Sau:
Palma, 1 giờ sáng, ngày 28 tháng siêng năm 1949, Quý cha và quý anh em rất thân mến của lòng con! Những dòng con viết đây là những dòng cuối cùng mà quý cha và anh em nhận được từ con. Con viết ra những điều nảy xuất phát từ con tim con hơn là bằng ngòi bút. Hiện giờ, con đang ở trong nhà nguyện. Con muốn báo cho quý cha và anh em biết rằng, con chẳng còn được sống bao lâu nữa trước khi phải vĩnh biệt cái thế giới khốn cùng và đầy nước mắt này ; nhưng với lòng thương xót của Chúa, Ngài có thể đến để cứu rỗi linh hổn con và để chuẩn bị cho con có được cái chết tốt đẹp, sau một đời phiêu lưu của con - là nạn nhân của xã hội này. Con biết, Chúa có đủ quyền năng để ban cho con ơn nhận ra tội lỗi của mình; tuy nhiên con chỉ muốn xin được một ơn duy nhất là được Chúa xoá hết các lỗi lầm của con bằng một cuộc xưng tội thành thật, hầu con được gặp Chúa trên Nước Trời. Con phải xin lỗi quý cha và anh em vì những gương mù gương xấu mà con đã gây ra. Chưa có lúc nào nhự bây giờ con nhớ đến quý cha và anh em với tất cả tình mến yêu của con, và con muốn những dòng chữ mà con đang viết vào lúc cuối cuộc đời ngắn ngủi này của con sẽ có thể xoá hết những việc xấu xa mà con đã làm, để mọi người khi nghĩ đến con mà nhớ rằng: hãy sống một cuộc đời như Chúa mong đợi nơi những người đầy tớ trung thành của Ngài. Con đã đi tới cuối cuộc hành trình của con. Tạ ơn Chúa đã cho con được sống thêm khoảng thời gian đặc biệt này để con được nhìn lại chính đời sống của mình và được chết như một người có đức tín. Con thật hạnh phúc vì được sống trong sự đùm bọc của những người đang cố gắng làm giảm bớt cơn đau đớn của con. Thật thế con tin rằng chỉ có đức tin mới có thể đem lại cho con nghị lực cần thiết để con vượt qua được cuộc thủ thách lớn lao này. Nếu ai muốn biết chi tiết về những giờ phút cuối này xin liên lạc với cha Tuyên úy. Xin hãy tin chắc rằng con lên trời để câu nguyện cho lên trời để câu nguyện cho quý cha và anh em. Nơi đó con sẽ chờ mọi người xum họp để hưởng hạnh phúc đời đời. Thánh Tâm Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài! Chào vĩnh biệt.