
Tác giả: Don Schwager
Nguồn: www.dailyscripture.net
Lm. Phaolô Vũ Đức Thành, SDD. chuyển ngữ
Chịu phép rửa bằng Chúa Thánh Thần và lửa
Lc 3,15-16.21-22
15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. 21Khi toàn dân đã chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa, và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra,22 và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con của Cha; ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con.
Suy niệm: Bạn có muốn được đốt cháy vì Thiên Chúa không? Gioan tẩy giả nói rằng Ðấng Mêsia sẽ “làm phép rửa với Chúa Thánh Thần và lửa”. Lửa trong thời đại Kinh thánh là được kết hợp với Thiên Chúa và với hành động của Người trong thế giới và trong đời sống của con người. Thỉnh thoảng, Thiên Chúa bày tỏ sự hiện diện của Người bằng cách dùng lửa, như bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu rụi khi Thiên Chúa nói chuyện với Môisen (Xh 3,2). Hình ảnh ngọn lửa cũng được sử dụng để biểu hiện vinh quang của Thiên Chúa (Ed 1,4.13), sự hiện diện che chở của Người (2V 6,17), sự thánh thiện của Người (Đnl 4,24), sự xét xử công minh (Dcr 13,9), và sự phẩn nộ của Người chống lại tội lỗi (Is 66,15-16). Nó cũng được dùng cho Chúa Thánh Thần (Mt 3,11 – Cv 2,3). Ngọn lửa của Thiên Chúa vừa sàn lọc vừa thanh tẩy, và khơi dậy lòng kính sợ Chúa và Lời của Người nơi chúng ta.
Đức Giêsu sẽ làm phép rửa với Chúa Thánh Thần và lửa
Ðức Giêsu đến ban cho chúng ta ngọn lửa Thần Khí của Người để chúng ta có thể chiếu tỏa niềm vui và chân lý của Tin mừng cho thế giới trong sự khao khát mãnh liệt ánh sáng và chân lý của Thiên Chúa. Lời Người có sức mạnh thay đổi và biến đổi cuộc đời chúng ta để chúng ta có thể ánh sáng chiếu cho người khác thấy Ðức Kitô. Giống như Gioan tẩy giả, chúng ta cũng được kêu gọi làm chứng cho ánh sáng và sự thật về Ðức Giêsu Kitô. Bạn có muốn sức mạnh, ơn sủng, và tình yêu của Chúa cháy sáng trong cuộc đời của mình không? Hãy cầu xin Người đỗ đầy bạn với Thánh Thần của Người.
Gioan đã rao giảng phép rửa thống hối về sự tha thứ tội lỗi (Lc 3,3). Tại sao Ðức Giêsu, Ðấng Vô tội, lại hạ mình chịu phép rửa của Gioan? Trong sự hạ mình khiêm tốn này chúng ta nhìn thấy hình bóng của “phép rửa” của cái chết đỗ máu của Người trên thập giá. Phép rửa của Ðức Giêsu là thừa nhận và khởi đầu sứ mạng của Người với tư cách là Người Tôi Tớ đau khổ của Thiên Chúa. Người hạ mình vào giữa những người tội lỗi. Ðức Giêsu hạ mình hoàn toàn trước ý Cha của Người. Vì yêu thương, Người chấp nhận phép rửa của sự chết này để tha thứ tội lỗi của chúng ta. Bạn có biết niềm vui của sự tin cậy và suy phục Thiên Chúa không?
Phép rửa của Đức Giêsu – khởi đầu sự tạo dựng mới
Chúa Cha đã tuyên bố Người hoàn toàn hài lòng về Con và nói rất rõ ràng cho tất cả mọi người đều nghe. Chúa Thánh Thần cũng hiện diện khi Người xức dầu cho Đức Giêsu cho sứ mệnh của Người, đã bắt đầu từ ngày đó, khi Người trồi lên từ nước sông Giođan. Đức Giêsu sẽ là nguồn mạch của Thần Khí cho tất cả những ai tin tưởng nơi Người. Lúc Người chịu phép rửa, các tầng trời đã mở ra và nước được thánh hóa, bởi sự dìm mình của Đức Giêsu và Chúa Thánh Thần ngự xuống, dấu chỉ sự khởi đầu của sự tạo thành mới.
Thiên đàng sẽ mở ra cho những ai sấp mình trước nhan Chúa
Làm sao chúng ta có thể bước vào mầu nhiệm hạ mình khiêm tốn và phép rửa của Ðức Giêsu? Gregory thành Nazianzus (329-389 AD), một giáo phụ nói với chúng ta rằng: “Chúng ta hãy chôn vùi với Đức Kitô bằng phép rửa để được sống lại với Người; chúng ta hãy đi xuống với Người để được nâng lên với Người và chúng ta hãy sống lại với Người để được vinh quang với Người”. Bạn có muốn nhìn thấy cuộc đời mình được biến đổi không? Và bạn có muốn trở nên dụng cụ đắc lực hơn của Tin mừng không? Hãy suy gẫm sự khiêm hạ của Ðức Giêsu và hãy cầu xin Chúa Thánh Thần in đúc thái độ giống hệt này vào lòng bạn. Khi bạn khiêm hạ, Thiên đàng cũng sẽ mở ra cho bạn nữa.
Chúa Giêsu luôn sẵn sàng đổi mới và tái tạo chúng ta nên giống hình ảnh của Người ngang qua ân huệ và tác động của Chúa Thánh Thần – và xức dầu chúng ta cho sứ mệnh làm sứ giả cho vương quốc công chính của Người (tốt lành luân lý), bình an, và niềm vui (Rm 14,17). Chúng ta được gọi là “ánh sáng” và “muối” của vương quốc Người, hầu chiếu tỏa vẻ đẹp và hương vị của lòng thương xót và nhân hậu của Người cho những người xung quanh chúng ta (Mt 5,13.15-16). Chúa Giêsu muốn tình yêu và chân lý của Người chiếu sáng ngang qua chúng ta, để người khác có thể tìm thấy sự sống mới, tự do, và niềm vui trong Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin Chúa Giêsu đỗ đầy lòng bạn với Thánh Thần của Người, để bạn có thể chiếu tỏa niềm vui Tin mừng cho những người xung quanh bạn.
Lạy Chúa Giêsu, xin đỗ đầy con Thánh Thần của Chúa và đốt cháy tâm hồn con với niềm vui của Tin mừng. Chớ gì con tìm thấy niềm vui trong việc tìm cách làm đẹp lòng Chúa, cũng như Chúa đã tìm thấy niềm vui trong việc tìm kiếm những gì làm đẹp lòng Chúa Cha và thực hiện ý của Cha.
Nguồn: daminhtamhiep.net
* Daily Readings: