Theo Cẩm Nang Lãnh Đạo, điều quan trọng nhất trong hội nhóm là chia sẻ cảm nghiệm về giây phút ta sống gần Chúa nhất “Moment Most Aware of Christ”. Những lúc ta cảm thấy Chúa hiện diện trong những cảnh vực khác biệt của cuộc đời. Ta có thể chia sẻ những lúc ta thấy mình rất gần Chúa trong tâm tình sốt sắng, và chia sẻ cả những lúc ta thấy mình còn rời xa Chúa, trong tâm tình thống hối ăn năn.

Kết thân với Chúa Giêsu là bản chất của cuộc sống nội tâm, là nguồn mạch của sự thánh thiện. Trong Khóa Ba Ngày, rất nhiều Cursillistas đã được nếm thử sự dịu ngọt của tình Chúa thương yêu. Ngày Thứ Tư còn lại trong suốt cuộc đời là cơ hội để ta đi sâu thêm vào và trưởng thành hơn trong tương quan tình yêu giữa ta và Chúa.

Chính Thiên Chúa đã đi bước trước và Ngài muốn cho con người được kết thân với Ngài: “Thầy đã thương nhận chúng con là bạn hữu thân tình” (Ga 15:15). Lời tâm sự của Chúa Giêsu là lý do của niềm hi vọng của con người. Con người, một thụ tạo yếu đuối và nhỏ bé, một hạt bụi giữa những tinh cầu, được mời gọi đi vào tình thân mật khôn lường với Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ với vô lượng số những vì sao!

Thánh thiện là mục tiêu, là cùng đích của đời người. Vì con người được tạo dựng do Tình Yêu và cho Tình Yêu; và thánh thiện chính là sự kiện toàn của đức ái. Vào giây phút cuối của cuộc đời, ta mới chợt nhận ra rõ ràng như ánh sáng ban ngày một chân lý: Đời ta chẳng còn lại gì, chẳng có gì mang ý nghĩa và giá trị vĩnh cửu, ngoại trừ những giây phút trong đời mà ta đã biết dùng để sống cho tình yêu.

Chia sẻ với anh chị em trong hội nhóm về Sùng Đạo hay thánh thiện chính là chia sẻ về mối tương quan giữa ta và Chúa Giêsu – Thầy Chí Thánh. Việc chia sẻ này không phải dễ dàng vì mức độ đạo đức, thánh thiện của ta thực sự ra sao rất khó xác định, chỉ có Thiên Chúa thấu biết. Vấn đề quan trọng là sự quyết tâm và thiện ý của ta trên bước đường theo Chúa, để ngày một trở nên giống như Thầy Chí Thánh, giống như Thiên Chúa là Đấng toàn thiện.

1. Cảm nghiệm gần bên Chúa Giêsu.

Chia sẻ về cảm nghiệm sốt mến khi được gần bên Chúa Giêsu là món quà quý nhất ta có thể gửi đến để nâng đỡ niềm tin của các thành viên trong nhóm. Đây là đặc ăn Chúa ban cho tâm hồn được nếm thử sự dịu ngọt của tình thương Ngài. Đặc ân đó thật cao quý và khôn lời diễn tả. Khi được ở trong tình thương, khi cảm thấy Chúa thật gần bên, linh hồn như thấy mình đủ sức để có thể đi trên than hồng, dễ dàng vượt muôn ngàn thử thách. Khi đó, mây mù cũng mang đầy ánh sáng, tuyết sương cũng ấm như lửa hồng, mặt trời rực rỡ giữa đêm đông và ngục tù còn ấm êm hơn cung điện. Sách Gương Chúa Giêsu nói: “Được ở cùng Chúa Giêsu là một thiên đàng êm thú. Không có Chúa Giêsu là một hỏa ngục thảm thê.”

Thánh Têrêsa Avila trong một thị kiến, cảm thấy tình yêu Chúa dịu ngọt quá đỗi. Thánh nữ đã ngất trí đi vì cảm thấy như bị một tên lửa của tình yêu Chúa đốt cháy trái tim, và mong muốn được chết để vĩnh viễn được tình yêu Chúa chiếm đoạt. Cảm nghiệm đó của thánh nữ đã được diễn tả trong một bản thánh ca: “Mũi tên nào say đắm, bắn trúng con tim hồng. Để từ nay con sống là sống cho tình yêu. Và dù cho con chết là chết cho tình yêu…” Với con người tầm thường, hèn mọn của chúng ta, cảm nghiệm gần Chúa không được diễm phúc mãnh liệt như vậy. Cảm nghiệm này thường nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng đủ để tâm hồn cảm thấy một trạng thái bình an với hương vị đặc biệt của Chúa.

Chia sẻ những kinh nghiệm về sùng đạo, về tâm tình sốt sắng khi được gần Chữa sẽ thật sự nâng đỡ đức tin của anh chị em trong nhóm vì đây là cảm nghiệm thấy Chúa hiện diện. Sự hiện diện của Ngài gần đến nỗi không còn gì để nghi ngờ. Đức Tin lúc đó ngập tràn trong Đức Ái.

Những tâm tình sốt mến khi gần Chúa có sức đỡ nâng cho sự thiếu lòng tin của ta Thiếu lòng tin là tình trạng chung của thân phận mỏng dòn, yếu đuối con người. Từ sau tội nguyên tổ, con người đã đánh mất tình trạng ân sủng của thuở ban đầu, và không còn khả năng cảm nhận và đối thoại với Thiên Chúa như A Dong khi còn trong tình trạng diễm phúc. Con người, trong đó có chúng ta, chỉ luôn khuynh chiều về cảm giác và vật chất, về thế giới hữu hình. Nguy cơ này càng bội tăng trong nền văn minh hưởng thụ và sa đọa hôm nay. Nền văn minh và văn hóa vật chất mà không ít thì nhiều, chúng ta đều bị ảnh hưởng. Tình trạng thiếu niềm tin trong nhân loại đã lên tới mức độ báo động tại các giáo hội tại Âu Châu làm ta nhớ lại câu nói của Chúa Giêsu trong Tin Mừng: Khi Con Người trở lại, không biết có còn niềm tin trên mặt đất nữa không? (Lc 18:8).

Bối cảnh đó làm nổi bật tầm mức quan trọng của những cuộc hội nhóm và những chia sẻ trong hội nhóm. Đức tin của ta thường có nguy cơ bị lạnh lẽo như những hòn than khi ở ngoài lò lửa hồng. Có thể còn âm ỉ chưa tắt, nhưng đang phải đối chọi với những cơn gió lạnh của hưởng thụ, vô luân, đam mê vật chất … Khi các Cursillistas cùng quây quần trong buổi họp, có Thầy Chí Thánh hiện diện như lời Ngài hứa: nơi đâu có hai ba người tụ họp lại vì danh Ngài, sẽ có Ngài hiện diện. Sự hiện diện của Chúa Giêsu, tình thương yêu và lời chia sẻ trong phiên họp sẽ có tác dụng như lò lửa hồng, khơi sáng và đốt nóng lại niềm tin nơi Thiên Chúa trong tâm hồn người Cursillistas.

Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã hơn một lần được nâng đỡ do tâm tình sốt sắng và niềm tin ta được thấy nơi người khác. Qua bao nhiêu thập niên, tôi vẫn còn nhớ tấm gương trở về do một Rollista chia sẻ về chính anh trong Khóa Ba Ngày. Tôi vẫn còn nhớ những chia sẻ trong Ultreya: chia sẻ đầy tâm tình tin yêu phó thác trong an bình của một chị Cursillista khi biết mình bị bệnh ung thư. Hay chia sẻ cảm động về lòng mến Thánh Thể của một anh Cursillista đã không nhận làm một công việc nhiều lượng bổng hơn vì không thuận tiện cho anh viếng Thánh Thể mỗi ngày…

Trong Đại Hội Giới Trẻ thế giới tại Denver, tôi đã rất xúc động khi thấy một thanh niên người Âu Châu sốt sắng quỳ cầu nguyện trên đường phố. Anh quỳ một mình trên thành phố lạ, nhắm mắt trầm từ trong nguyện cầu. Nhìn anh cầu nguyện, tôi như cảm nghiệm được rằng lúc đó anh rất gần Chúa Giêsu. Anh không bao giờ nhìn thấy tôi, và cũng không hề biết rằng tôi cũn sự việc anh đang cầu nguyện, và rất gần Chúa Giêsu đó, đã là một chứng từ nâng đỡ niềm tin của tôi. Hình ảnh của anh quỳ cầu nguyện qua bao năm tháng vẫn còn ghi đậm nét trong tôi. Tôi đã chia sẻ kinh sự thê nghiệm này trong một phiên họp nhóm, và biết đâu lời chia sẻ của tôi về người thanh niên đó cũng đã phần nào nâng đỡ đức tin của các bạn Cursillistas của tôi trong buổi hội nhóm hôm ấy?

Tôi rất thích đi vào một ngôi thánh bên đường vắng vẻ trên đường đi làm về để viếng Thánh Thể. Ngôi thánh đường ít khi tôi có có người vào giờ đó. Một mình tôi trong thánh đường nên có thể quỷ rất gần trước Nhà Tạm. Tâm hồn tôi có lúc rất bình an, mặc dầu cũng có lúc còn quá nhiều giao động của một ngày làm việc. Nhưng tôi cứ quỷ đó, chỉ có mình tôi và ngọn đèn cháu. Thánh đường thật thanh vắng, và tôi tự hỏi: không biết Chúa Giêsu trong Thánh Thể có cảm thấy cô đơn?

Niềm tin nơi Chúa Giêsu trong Thánh Thể của tôi như chơi vơi giữa một thế giới của văn minh vật chất đầy giao động. Giữa cuồng phong của trào lưu vô luận và Tết rằng tôi cũng bị xao lãng với bao nhiêu âu lo một nền văn hóa của sự chết. Tâm hồn và vấn đề trần thế. Tâm hồn đầy xao lãng từ nâng của tôi có thể giữ được thinh lặng bao lâu trước mầu nhiệm của Tình Yêu khiêm tốn quên mình trong Thánh Thể. Tôi có thật sự thâm tín rằng Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, là Thiên Chúa tạo dựng vũ li thanh trụ với vô lượng tinh cầu đang hiện thân đức tin trong miếng bánh nhỏ bé trong Nhà Tạm.

Nhưng ngọn đèn chầu như nâng đỡ niềm tin của tôi, vẫn ngày đêm lung linh bên Nhà Tạm như niềm tin kiên vững giữa những tiêu hao, mòn mỏi của cuộc đời. Và tôi cũng xin Chúa Giêsu nâng đỡ sự yếu lòng tin của tôi.

Có lần tôi chợt nghĩ tôi cũng có thể trước Thánh Thể như một ngọn đèn châu cho dù chỉ trong chốc lát. Và cuộc đời tôi, cho dù còn nhiều tội lỗi cũng được Chúa mời gọi để trở nên một ngọn đèn chầu, làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời. Tư tưởng này đã làm tôi xúc động. Tôi cũng chia sẻ điều này với một số các bạn trẻ và mời gọi họ trở thành những ngọn đèn chầu trong cuộc sống. Thường căn bạn trẻ dễ hăng hái và sốt sắng tham gia hội họp và các công tác phục vụ khi được nâng đỡ bằng sự hiện diện của đông đủ các bạn cùng đến trong bầu khí hứng khởi. Nhưng sẽ có những phiên họp rất vắng người và cỗ đơn, hình như mọi người đã bỏ đi hết. Phiên họp đó có vẻ như buồn tẻ nhưng thật ra đầy diễm phúc. Vì lúc đó, bạn có cơ hội trở nên ngọn đèn chầu, ngọn đèn của tình yêu kiên trung trong mòn mỏi đợi chờ.

Tất cả những sự kiện tầm thường đó cám trong cuộc sống của tôi, tôi đã chia sẻ trong nga hội nhóm Cursillo vì tôi không có những cảm nghiệm phi thường. Nhưng tôi luôn xác tín rằng những chia sẻ của ta trong phiên họp, tinh dù rất tầm thường như những chiếc bánh nhỏ bé đơn sơ, cũng có thể được Chúa Giêsu dùng để nuôi dưỡng niềm tin cho người khác như Ngài đã nuôi dưỡng đám đông trong tường thuật về phép lạ Chúa nhân thừa bánh trong Tin Mừng.

2. Cảm nghiệm gần Chúa qua yếu đuối và tội lỗi của ta.

Cảm nghiệm gần Chúa qua tội lỗi nghe như có vẻ nghịch lý vì tội lỗi, tự bản chất, là một hành vi quay lưng lại với tình yêu và xa lìa Thiên Chúa. Nhưng tình Chúa yêu thương ta quá đỗi bao la cho đến nỗi cả những vấp phạm của ta cũng có thể là cơ hội để ta đến gần Chúa hơn. Định nghĩa sâu nhất của tội lỗi là sự cố tình quay lưng lại với Thiên Chúa để đi tìm chính mình. Như khi ta quay lưng lại với lời mời gọi yêu thương hòa giải, để lựa chọn tự ái của mình trong giận hờn, ghen tức.

Khi thần dữ với lời đường mật của cám dỗ đã thành công trong việc làm ta sa ngã như trước đây đã từng làm hai ông bà nguyên tổ sa ngã trong Vườn Địa Đàng, hắn rất mừng vì tưởng rằng đã thắng được tình yêu. Thế nhưng thần dữ đã không bao giờ hiểu được mức độ khôn lường của Tình Thương Yêu Lân Tuất. Tội lỗi lại có thể là cơ hội để ta gặp được Chúa! Đó chính là nhờ lượng từ bi bao la vô cùng của Thiên Chúa, Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng là Ngài đến để cứu những gì đã hư mất. Không phải chỉ nói nhưng Ngài đã cùng ngồi đồng bàn, ăn uống với những người thu thuế, tội lỗi. Ngài đã để cho thiếu phụ tội lỗi đến gần, lấy giọt lệ thống hối rửa chân Ngài trong khi dự tiệc tại nhà ông Simon, người biệt phái.

Chính Thiên Chúa đã đến với con người khi họ còn trong tội lỗi. Ngài đến để cứu độ và nâng con người lên từ tình trạng tội lỗi đo Như Phaolô đã được cứu độ ngay khi đang đi trên đường đến Damasco để bách hại tín hữu Chúa. Tình thương và ơn cứu độ mạnh mẽ đến nỗi làm Phaolô choáng váng và ngã ngựa. Ngã quỵ trên con đường tội lỗi để được mời gọi đứng lên trong tình yêu, trở thành một vị tổng đồ nhiệt thành nhất: Một đời thánh nhân chịu vô vàn gian khổ, bách hại và sau cùng ngài đã dâng cả mạng sống mình để làm chứng cho Tình Yêu của Thiên Chúa.

Cảm nghiệm được Tình Thương Chúa tha thứ, chính là cảm nghiệm tôn giáo sâu xa nhất. Cảm nghiệm đó đã biến Charles De Foucauld, một thanh niên ăn chơi tội lỗi trở thành vị ẩn tu miền sa mạc. Tại miền sa mạc khô cằn, trong những điều kiện sống nghiệt ngã nhất, Foucauld đã tìm được niềm vui và nỗi an bình lớn lao mà ngài đã không thể tìm được giữa những lạc thú, ăn chơi trác táng của địa cầu.

Cảm nghiệm được Chúa thứ tha, có lẽ ai trong chúng ta cũng đã có lần được nhận lãnh, mặc dầu không mạnh mẽ bằng trường hợp của Thánh Phaolô hay của Cha Charles De Foucauld. Cảm nghiệm đó, ta đã từng được nghe qua những lời chia sẻ, những dòng lệ vui mừng của các anh chị Cursillistas tại các Khóa Ba Ngày. Cảm nghiệm đó, chính ta cũng đã từng được nếm thử khi lãnh nhận ơn tha thứ trong bí tích hòa giải. Những lần ta chân thành thống hối ăn năn quỳ trước vị linh mục và nghe lời xá giải: Cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Lúc đó, ta cảm thấy lòng mình rất đỗi bình an, như một gánh nặng ngàn cân vừa được cất khỏi tâm hồn ta.

Cảm nghiệm được gần Chúa qua sự tha thứ của Ngài phải được chia sẻ trong những buổi họp nhóm. Đây là một chứng từ mạnh mẽ về tình thương Chúa và có sức nâng đỡ các anh chị em trong hành Ngày Thứ Tư.

Không cần chờ đợi phải có những cảm nghiệm phi thường mới chia sẻ. Ai trong chúng ta cũng có nhiều lần sa ngã trong cuộc sống mỗi ngày. Mỗi lần ta sa ngã là một lần ta được mời gọi trở về.

Trong một chuyến du hành trên biển với gia đình và bạn bè, tôi đã thấy mình sống xạ Chúa. Tôi lại trở về với con người xao lãng và ích kỷ của mình và ít khi nhớ đến Chúa. Nếu có nhớ đến Ngài thì cũng rất hời hợt, như Ngài chẳng mấy quan trọng trong cuộc đời tôi. Tôi cảm thấy buồn và cô đơn trong cuộc sống tâm linh. Tôi vẫn thấy buồn giữa những cuộc vui và giải trí chung quanh. Một buổi sáng, tôi đi tập treadmill tại phòng thể thao trên du thuyền. Vừa tập thể thao tối vừa hát một bài thánh ca cho hết thì giờ, vì cứ đi bộ trên treadmill cũng rất buồn chán. Tôi hát lời ca: “Ngài có đó, khi con tưởng mình đang cô đơn. Ngài nghe con khi chẳng ai đáp lời …”. Bài thánh ca này, tôi đã hát rất nhiều lần cùng với các bạn trong nhóm, nhưng đột nhiên lúc đó, lời hát đầu tiên của bài hát chợt làm tôi rất xúc động.

“Ngài có đó, khi con tưởng mình đang cô đơn”.

Trước đây, tôi nghĩ là câu hát này chỉ áp dụng cho những người đang trung thành theo Chúa, mặc dầu cố gắng cầu nguyện, đi lễ, đọc kinh … nhưng vẫn không cảm thấy sốt sắng. Tình trạng này phần nào giống như tình trạng “đêm tối của giác quan” có thể đến với cả những vị thánh nhân. Trong những lúc cảm thấy khô khan đó, Chúa vẫn ở gần họ. Còn những người tội lỗi, cảm thấy xa Chúa là phải, là đương nhiên rồi. Vì thật sự họ đang lìa xa Chúa trong tội lỗi.

Thế nhưng sáng hôm đó, khi đang đi tập thể thao trên máy treadmill, tôi như chợt cảm nhận, là Chúa vẫn đang ở gần tôi, mặc dầu tôi nguội lạnh, xa cách Ngài do tội lỗi của tôi.

“Ngài có đó, khi con tưởng mình đang cô đơn”

Ngay chính lúc tôi đang cô đơn vì lỗi lầm của tôi, thì Ngài đang ở gần tôi, vẫn thương yêu ấp ủ đợi chờ. Tôi bỗng thấy lòng mình ấm áp và cảm động đến rơi lệ vì tình Ngài thương yêu tôi quá đỗi. Tôi cứ lập đi lập lại lời hát đó, và buổi sáng hôm đó, trên chiếc du thuyền cả hàng mấy ngàn du khách, đã có một người không còn thấy cô đơn vì đã cảm nhận được tình thương yêu lân tuất của Chúa.

Tôi đã có chia sẻ cảm nghiệm này trong buổi họp nhóm Cursillo.

Và lý do chính đã thúc đẩy tôi viết lại những cảm nghiệm gần Chúa qua sự yếu đuối và tội lỗi mình là để tuyên xưng tình thương yêu lân tuất Chúa, và cũng như một lời thống hối ăn năn.

3. Gần Chúa qua thiên nhiên.

Chúa Giêsu là gương mẫu của sự cầu nguyện giữa thiên nhiên. Trước khi bắt đầu cuộc sống công khai, rao giảng Nước Trời Ngài đã ở một mình 40 ngày đêm trong họ. ang địa. Và mỗi buổi sáng tinh mơ, các môn đệ thường tìm thấy Ngài đang cầu nguyện tại một nơi thanh vắng ngoài thiên nhiên. 

Quả thật, vũ trụ với trời biển, sông núi, trăng sao là những kỳ công của Thiên Chúa và chúng không ngừng ngày đêm tung hô Ngài bằng chính sự hiện hữu của chúng. Thiên nhiên là nơi ta có thể cảm nghiệm được Thiên Chúa đang ở rất gần.

Lời cầu nguyện đẹp nhất giữa thiên nhiên chính là một lời nguyện tung hô ca tụng.

Ca tụng, tạ ơn Chúa vì một ngày nắng. Nhưng đẹp. Khi bầu trời xanh trong, không một vấn mây mở rộng tâm hồn ta cho tới mãi muôn trùng.

Ca tụng Chúa vì màu nắng nhẹ đã tưng bừng trên ngàn cây, nội cỏ, trên đá xanh, trên thảm cỏ muôn hoa màu rực rỡ.

Ca tụng Chúa khi đứng trước đại dương bao la. Ca tụng Ngài vì hôm nay trời xanh, biển lặng. Ca tụng Ngài trong những ngày giông bão, khi mặt biển muôn trùng lộng gió với những ngọn sóng bạc đầu hùng vĩ.

Ca tụng Chúa khi màn đêm đã bao trùm muôn vật, khi gió nhẹ đang xoa dịu hồn người sau một ngày lao tác. Ca tụng Ngài giữa muôn ngàn tinh tú lấp lánh trong đêm.

Ca tụng Chúa theo với tiếng chim ca buổi sáng, khi bình minh báo hiệu một ngày mới là hồng ân tuyệt vời của Thiên Chúa.

Những cảm nghiệm khi gần Chúa ngoài thiên nhiên cũng cần phải được chia sẻ trong các buổi hội nhóm. Ta cần chú tâm ghi nhớ những cảm nghiệm này để tạ ơn Chúa, và chia sẻ cảm nghiệm trong buổi họp để nâng đỡ niềm tin cho anh chị em trong nhóm. Cả vũ trụ đều mặc nhiên ca tụng Chúa bằng sự hiện hữu của chúng. Nhưng chỉ có nhân loại chúng ta, những con người đang sống trên địa cầu, mới được đặc ân để trở thành trái tim của vũ trụ để yêu mến Thiên Chúa, và trở thành tiếng nói của vũ trụ để minh nhiên lên tiếng ca tụng Ngài. Ca tụng Thiên Chúa là một tác động tình yêu đẹp tuyệt vời.

Tôi thường chia sẻ với các bạn trong nhóm của tôi về cảm nghiệm được thấy mình được gần Chúa khi nhìn sao đêm lấp lánh. Tôi thường dùng những giây phút cuối ngày đứng giữa màn đêm để tâm hồn mình lăng đọng và để dâng lời ca tụng Chúa. Tôi thấy lòng mình reo vui trong những đêm trăng sáng khi bầu trời đầy sao đêm. Khi trời đêm trong suốt không một bóng mây, để cho hồn người như mở rộng tới muôn trùng.

Nhưng cũng có những đêm mây mù bao phủ. Trời đêm lúc đó cũng buồn như lòng người khi không còn cảm nghiệm được tình yêu Chúa. Tôi thầm nhủ Chúa vẫn đang phượng ở gần và thương yêu nâng đỡ tôi mặc dầu tôi không cảm thấy Ngài.

Tôi cũng thích chạy bộ buổi sáng khi thời gian cho phép. Vừa chạy tôi vừa hát bài thánh ca: “Lạy Chúa xin mở mắt con biết nhìn kỳ công của Ngài…”. Tôi dâng lời ca tụng Chúa cùng với tiếng chim ca ríu rít trên những chùm cây bên đường, cùng với bầu trời trong xanh của một ngày mới. Cùng dâng lời cảm tạ Ngài hợp với muôn ngàn tạo vật.

Cảm tạ Chúa Cha đã dựng nên tôi ở giữa đất trời và thấy mình đang được tình thương Ngài chở che bao phủ. Lúc đó tôi thấy muôn tạo vật trong đất trời đều như rất gần vì đều là con của Thiên Chúa.

Ca tụng Chúa Giê-su Ngôi Hai Thiên Chúa là Thầy Chí Thánh đã thành người để chịu chết để cứu chuộc tôi.

Ca tụng Chúa Thánh Thần đang ở trong tôi và đang thương yêu gìn giữ tôi trong từng nhịp tim, hơi thở. Ngài chính là Tình Yêu cho trái tim tôi biết đập nhịp yêu thương. 

Những lúc đó tôi cảm thấy lòng mình rất vui và thấy Thiên Chúa thật gần. Tôi dâng lời cầu nguyện qua các tâm tình: thờ phượng, cám ơn đền tạ và cầu xin. Và tôi thấy những lời cầu nguyện đó không còn như máy móc mà thật sự có một tâm hồn. Những tâm tình này, tôi cũng đã đưa ra chia sẻ trong những buổi hội nhóm.

4. Gần Chúa qua những việc đạo đức khác.

Mỗi người chúng ta, tùy theo ơn Chúa và xu hướng cá nhân, đều có cơ hội gần Chúa qua những hình thức sùng kính khác nhau. Việc chia sẻ trong phiên họp sẽ thúc đẩy ta ghi nhớ những cảm nghiệm này. Những cảm nghiệm được sống gần Chúa là những hồng ân cao quý Chúa ban chứ không phải do công trạng hay cổ gắng của ta. Ta cần phải ghi nhớ và suy niệm trong lòng, theo gương Đức Nữ Trinh Maria.

  • Những lần ta tham dự Thánh Lễ sốt sắng, khi ta cảm thấy Chúa Giêsu thật sự hiện diện trên bàn thờ và trong tâm hồn ta. Nhiều anh chị Cursillistas được hồng ân yêu mến và tham dự Thánh Lễ mỗi ngày. Những anh chị đó đã trở nên như ngọn đèn chầu và là chứng nhân cho tình yêu vô biên tuyệt vời của Chúa Giê su, Đấng là Linh Mục Đời Đời và là Hiến Lễ Tinh Tuyền.
  • Những chuỗi Mân Côi trên đường đi làm. Cho dù khi đọc kinh có những lúc suy nghĩ sang chuyện khác, nhưng ta vẫn xin dâng thời gian này như một cố gắng của tình yêu mến. Đây cũng có thể là cơ hội để ta dâng lên Chúa những ước vọng, những ưu tư, những người ta muốn cầu nguyện cho trong cuộc sống.
  • Những lần đọc kinh chung trong gia đình hay khu xóm, những chặng đường thánh giá…..

5. Những chặng đường thánh giá trong Ngày Thứ Tư của cuộc đời.

Một trong những việc sùng kính đã giúp tôi cảm thấy gần Chúa chính là suy niệm về những chặng đường Thánh Giá và đối chiếu với cuộc đời tôi. Tôi cũng thường hay chia sẻ những cảm nghiệm này trong phiên họp.

Sau những giờ làm việc có lúc nhẹ nhàng thảnh thơi nhưng cũng có lúc ưu tư nặng trĩu, tôi đi vào thánh đường để nhìn và suy niệm những chặng đường thánh giá. Những chặng đường khổ nạn thương đau mà Chúa Giêsu, Thầy Chí Thánh, đã đi qua 2000 năm trước. Và hôm nay, Ngài vẫn còn đồng hành với tôi trên những chặng đường thử thách, khổ đau của cuộc đời. Những thử thách, đau khổ của đời người thì vẫn luôn tràn đầy. Nào có ai trên đời này thoát được khổ đau? Khổ đau là một mầu nhiệm đã gắn liền với thân phận con người. Nhưng thật diễm phúc cho con người vì được Thiên Chúa yêu thương cho đến nỗi Ngài đã nhập thể thành người để cùng gánh chịu những thương đau. Bằng cuộc thương khó và tử nạn kinh hoàng của Ngài, Chúa Giêsu đã đem lại niềm hi vọng và giá trị cứu độ cho nỗi thống khổ của con người. Suy niệm những chặng đường thương khó của Chúa đã mang lại niềm hi vọng và làm nhẹ đi những mối lo âu trong cuộc đời tối. 

  • Khi thấy Chúa Giêsu, một người vô tội và là nguồn mạch mọi sự thánh thiện bị kết án tử hình cùng với những kẻ gian ác, tôi không còn bực tức khi cảm thấy mình bị đối xử bất công. Mặt khác tôi cũng quyết tâm sẽ cố gắng để sống nhân từ, bao dung hơn với người khác, nhất là với những người thân yêu, gần tôi nhất những người trong gia đình tôi. Tôi phải rất thận trọng trong tình yêu và hết sức tránh thái độ chỉ trích, lên án. Tôi không muốn mình là nguyên do để Chúa Giêsu một lần nữa phải mang bản án oan khiên.
     
  • Khi nhìn Chúa Giêsu vác thập giá, tôi cảm thấy mình được nâng đỡ. Mẫu nhiệm tình yêu thật lạ kỳ: cây thập giá nặng nề đè trên thân mình Chúa Giêsu lại có sức làm nhẹ đi những gánh nặng trong còn đi cuộc đời tôi! Cuộc đời tôi hay cuộc đời nghiệt ai cũng vậy thôi: cũng có rất nhiều gánh nặng và lo âu. Có những buổi sáng thức giấc, tôi không muốn bắt đầu một ngày đã té mới với nhiều việc phải làm. Hay những đêm về, tâm hồn còn nặng chĩu vì còn bao nhiêu vấn đề chưa giải quyết, hay vì những lo lắng cho tương lai. Nhưng Chúa Giêsu vẫn ở đó, vẫn đang gò người gắng gượng bước đi dưới sức nặng của cây thập giá gồ ghề và tủi nhục. Chúa phải vác cây thập giá mà chính Ngài sắp bị đóng đinh vào: điều này làm khổ hình Chúa phải chịu càng thêm đau đớn và tủi nhục. Vì Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ của tôi đã vác thập giá ngày xưa, và còn đang cùng tôi vác cây thập giá của cuộc đời, nên tôi cảm thấy được an ủi và không còn cô đơn. Tôi sẽ không đánh mất niềm hi vọng và thấy an bình hơn khi phải đối diện với những thử thách trong đời.
  • Chúa Giêsu đã quy té nhiều lần, như bằng chứng tình Ngài yêu tôi. Chúa đã không hoá phép thần thông, làm cho thập giá nhẹ tựa lông hồng, nhưng đã thật sự vác thập giá trong thân phận con người. Những vết thương trên người Chúa, còn đang rỉ máu vì những trận đòn oan nghiệt là thật sự đau thương chứ không phải đóng tuồng như trong một vở bi kịch trên màn ảnh hay trên sân khấu! Chúa đã té nhiều lần vì Ngài muốn trở nên yếu đuối giống như tôi. Chính sự yếu đuối, té ngã của Chúa Giêsu trên đường thập giá vì tình yêu đó lại trở thành sức mạnh nâng đỡ tôi trên đường đời. Những lần té ngã nguy hiểm nhất của tôi trên đường đời chính là những tội lỗi tôi đã phạm. Nhưng Chúa Giêsu vẫn ở đó gọi mời tôi trở về với tình thương Ngài. Chúa muốn tôi dù có bao nhiều lần yếu đuối, sa ngã, vẫn tin tưởng và một lần nữa chỗi dậy tiếp tục theo Ngài đi trên con đường tình yêu. Con đường tình Chúa vẫn mời gọi tôi đi, cho dù có lắm đau thương nhưng chứa chan hy vọng vì luôn có Ngài cùng đồng hành.
  • Chúa yên ủi dân chúng Thành Giêrusalem giữa lúc Ngài đang gánh chịu bao đau thường là tấm gương nhắc nhở tôi quên đi những vấn đề của mình để biết để cứu nhân từ với tha nhân.
  • Chúa chịu lột hết áo trước khi bị đã đem đóng đinh nhắc nhở cho tôi bài học từ tri on bỏ trong đời. Vì tôi muốn giữ lại hết cho mình, nên Chúa Giêsu bị treo thân trần chấm truồng trên thập giá. Đặc nét của tình yêu là không muốn giữ lại cho mình mà luôn tuồng ban phát. Điều kiện đầu tiên để làm môn đệ Chúa là phải từ bỏ: Ai muốn làm môn đệ Ta, phải từ bỏ mình đi, vác thập giá mỗi ngày và theo Ta (Mc 8:34). Cuộc hành trình đi theo Chúa không giống như cuộc hành trình của trần gian. Trong các cuộc hành trình của cuộc đời như khi đi chơi, đi picnic hay du lịch… càng muốn đi xa và thoải mái, con người cần mang theo tiền bạc, hành trang, càng nhiều càng tốt. Trái lại, ta càng muốn đi xa trên cuộc hành trình làm môn đệ Chúa, ta càng phải từ bỏ mọi hành trang, càng từ bỏ được nhiều càng tốt. Và hành trang cuối cùng phải từ bỏ là chính con người ta. Có từ bỏ chính mình cùng với những đam mê, ích kỷ, tự ái ta mới có để trở thành môn đệ Chúa, đi theo Ngài trên những nẻo đường phục vụ của tình yêu tự hiến.
  • Chúa chịu đóng đinh vào thập giá để cứu độ những nỗi thống khổ của nhân loại. Khi bị đóng đinh vào thập giá Chúa đã đem lại niềm hi vọng và ban cho giá trị ơn cứu chuộc cho mọi đau khổ trong đời. Cuộc khổ nạn của Chúa đã không chấm dứt 2000 năm trước mà còn đang tái diễn trong Nhiệm Thể của Ngài. Tấn tuồng thương khó vẫn còn đang tiếp diễn cho đến hôm nay và sẽ kéo dài trong suốt dòng lịch sử. Chúa Giêsu vẫn còn đang bị bách hại và chịu khổ nạn qua những nạn nhân của mọi nỗi đau thương dưới muôn vàn hình thức. Và dù muốn hay không, tôi cũng đang đóng một vai trò trong tấn tuồng thương khó của cuộc đời hôm nay. Tôi có thể là một Simon vác thánh giá đồ Chúa, một Veronica đến lau mặt cho Chúa bằng những hành động yêu thương bác ái, nâng đỡ tha nhân. Nhưng điều nguy hiểm là tôi cũng có thể trở thành một lý hình, gây thương đau cho nhiệm thể Chúa bằng sự ích kỷ và những hành vi thiếu bác ái của mình.
  • Chúa chết trên thập giá là vinh quang tột đỉnh của tình Ngài thương yêu nhân loại: Không có tình yêu nào cao cả hơn là hi sinh mạng sống vì người yêu (Ga 15:13). Mỗi ngày trong cuộc đời, tôi cũng được mời gọi để yêu thương như vậy. Không sẵn sàng hi sinh chính mình, ta không thể bước vào con đường tình yêu mà Thiên Chúa mời gọi. Mỗi ngày ta đều có cơ hội chết đi cho chính mình: chết cho tự ái và ý riêng để yêu thương, giao hòa và tha thứ.

Đọc tiếp: Học Đạo
[mục lục] Cuộc Hành Trình Ngày Thứ Tư